Ưu và nhược điểm của các loại hộp số hiện đại trên ô tô – OTO HUI NEWS |
- Ưu và nhược điểm của các loại hộp số hiện đại trên ô tô – OTO HUI NEWS
- Quy trình đánh giá an toàn theo chuẩn EURO NCAP như thế nào? – OTO HUI NEWS
- Mẹo nhỏ giúp bạn khôi phục đèn pha bị mờ ngay tại nhà – OTO HUI NEWS
Ưu và nhược điểm của các loại hộp số hiện đại trên ô tô – OTO HUI NEWS Posted: 14 Apr 2021 09:24 AM PDT (News.oto-hui.com) – Giống như những bộ phận khác, hộp số cũng là chi tiết quan trọng trên ô tô và cũng trải qua quá trình hình thành, phát triển với nhiều loại khác nhau. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là ưu và nhược điểm của các loại hộp số hiện đại trên ô tô. Tổng quan chungNgành công nghiệp chế tạo ô tô đã có hàng triệu phát minh kể từ khi chiếc ô tô đầu tiên ra đời vào năm 1886. Một trong những bộ phận không thể thiếu chính là hộp số, và đến ngày nay, bộ phận này vẫn không ngừng được cải tiến để cho ra những sản phẩm mới. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì về cơ bản, hộp số trên ô tô vẫn chỉ có hai công dụng chính:
Với hộp số sàn, khu vực pedal điều khiển sẽ có thêm chân côn bên cạnh chân ga và phanh. Chân côn sẽ điều khiển bộ ly hợp gồm hai lá, một lá gắn liền với động cơ, lá còn lại gắn trên hộp số. Khi vận hành, hai lá ly hợp sẽ ma sát vào nhau giúp chuyển lực quay của động cơ thông qua các cấp số và đến các bánh xe. Khi người lái nhấn chân côn, hai lá ly hợp sẽ tách rời nhau, đồng thời cắt lực truyền động, động cơ vẫn quay trong khi các bánh xe giảm tốc độ và dừng lại nếu người lái đạp phanh. Trên hộp số sàn, người lái sẽ chủ động lựa chọn cấp số thích hợp khi vận hành xe. Thông thường các cấp số được sắp xếp thứ tự song song nhau, có 5 cấp số tiến và 1 cấp số lùi, trên một số mẫu xe bán tải như Ford Ranger hay Nissan Navara… hộp số sàn có tới 6 cấp số tiến và 1 cấp số lùi. Với hộp số tự động, mọi thứ sẽ phức tạp hơn. Người lái chỉ còn chân ga và chân phanh tại khu vực điều khiển, trong khi chân côn được bỏ đi, việc lựa chọn các cấp số và hoạt động của ly hợp sẽ do máy tính đảm nhiệm. Hiện tại, có 4 loại hộp số tự động:1. Hộp số tự động truyền thống:Những hộp số tự động truyền thống sử dụng một bộ biến mô để truyền công suất và mô-men xoắn từ động cơ đến hộp số.
2. Hộp số vô cấp CVTKhông còn các cấp số như hộp số tự động truyền thống, hộp số vô cấp sử dụng đai truyền lực di chuyển giữa hai pulli có đường kính biến thiên để thay đổi tỉ số truyền.
Ưu điểm của loại hộp số này là động cơ có thể duy trì được hiệu quả cao nhất, trong khi hộp số tự động điều chỉnh tùy thuộc vào tải trọng và tốc độ.
Điểm hạn chế của hộp số vô cấp lại đến từ chính cấu tạo của nó. Vì hoạt động dựa trên ma sát của dây đai truyền và pulli, do đó hộp số vô cấp không thể thiết kế cho những động cơ có công suất lớn.
3. Hộp số bán tự độngBản chất của hộp số này chính là hộp số sàn nhưng không có chân côn và thao tác sang số được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính, và các hệ thống điện tử, vì thế không cần sự tác động từ phía người lái, tương tự hộp số tự động truyền thống. Tuy nhiên, người lái sẽ chủ động vào số thông qua cần số hoặc lẫy chuyển số tích hợp sau vô lăng. Hộp số này hiệu quả hơn nhiều so với hộp số tự động truyền thống vì khả năng kết nối tốt hơn với động cơ, đồng thời không xảy ra hiện tượng trượt ở bộ biến mô và vì thế không bị tiêu hao công suất, động cơ phản hồi nhanh hơn khi người lái đạp ga.
Nhược điểm của loại hộp số này chính là giá thành.
4. Hộp số bán tự động ly hợp képVì không có chân côn nên hộp số này cũng có thể gọi là hộp số tự động ly hợp kép. Đúng như tên gọi của nó, hộp số này có hai ly hợp, một sẽ được dùng cho các cấp số lẻ (1, 3, 5, 7), ly hợp còn lại sẽ dùng cho các cấp số chẵn (2, 4 ,6).
Hộp số tự động ly hợp kép được sử dụng trên những mẫu xe hiệu năng cao ngày càng nhiều vì hiệu suất cao hơn khi so với hộp số tự động truyền thống và khả năng kiểm soát tốt hơn khi so với hộp số vô cấp.
Kết luậnVậy hộp số tự động loại nào tốt nhất?
Các nhà sản xuất hiện tại vẫn tin dùng hộp số tự động truyền thống với nhiều cấp số hơn, đồng thời ứng dụng nhiều hơn hộp số vô cấp và bắt đầu phổ biến dần hộp số tự động ly hợp kép. Các kiểu hộp số tự động mới cũng ngày càng cải tiến để cho cảm giác vận hành mượt mà không khác hộp số tự động truyền thống nhưng cho khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn cùng khả năng vận hành tốt hơn đáng kể. Quang Hải Bài viết liên quan: The post Ưu và nhược điểm của các loại hộp số hiện đại trên ô tô – OTO HUI NEWS appeared first on Tài Liêu Ô Tô. |
Quy trình đánh giá an toàn theo chuẩn EURO NCAP như thế nào? – OTO HUI NEWS Posted: 14 Apr 2021 05:41 AM PDT (News.oto-hui.com) – Trước mức độ tử vong vì tai nạn giao thông ngày một cao, tiêu chuẩn an toàn của các tổ chức đánh giá đòi hỏi phải nâng cao hơn so với trước. Một trong số đó là EURO NCAP. Tổ chức này luôn nâng cao tiêu chí của mình để bảo vệ người sử dụng ô tô. Theo báo cáo của Tổ chức ý tế thế giới WHO những năm trước đây, một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trong độ tuổi từ 15 đến 44 đến từ tai nạn giao thông. Hơn 6 triệu người tử vong mỗi năm liên quan đến các loại tai nạn khác nhau và khoảng 20% trong số đó liên quan đến các vụ tai nạn giao thông khác nhau. Nói cách khác khoảng 1,2 triệu người chết vì tai nạn giao thông trên toàn thế giới. Và cũng không ngạc nhiên khi tỉ lệ người mua xe vì số lượng sao chứng nhận an toàn được cấp bởi các tổ chức phi lợi nhuận ngày một tăng. Có rất nhiều tổ chức đánh giá an toàn cho một mẫu xe, có thể kể ra như NHTSA hay IIHS tại Mỹ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình đánh giá của một trong những tổ chức uy tín trên thế giới dành cho thị trường Châu Âu, EURO NCAP .Euro NCAP là viết tắt dành cho cụm từ European New Car Assessment Programme, một tổ chức phi lợi nhuận tại Châu Âu. Được thành lập vào năm 1997 bởi Viện nghiên cứu giao thông thuộc Bộ giao thông vận tải Anh, nhưng ngày nay nó được sự hỗ trợ bởi Ủy ban Châu Âu và bảy nước thuộc liên minh Châu Âu. Tiêu chuẩn đánh giá có một số điểm tương đồng với hai tổ chức tại Mỹ, đặc biệt là các thử nghiệm va chạm như tác động từ phía trước, tác động hai bên hông xe, tác động với vật nhọn từ hông xe, và tác động đến người đi bộ. Chúng ta sẽ cùng đi sâu vào từng thử nghiệm dưới đây 1. Tác động từ phía trước Đây là bài thử nghiệm từ thời ban đầu, được xây dựng bởi Ủy ban an toàn giao thông Châu Âu. Bài thử nghiệm này được thực hiện ở vận tốc 64 km/h (khoảng 40 dặm/h), chiếc xe sẽ va chạm trực diện vào một vật cản. Vật cản này được cố định và có cấu trúc hấp thụ xung lực dạng tổ ong. Bài kiểm tra này mô phỏng gần giống với các vụ va chạm trực diện thực tế giữa hai chiếc xe. Về mặt kỹ thuật, chỉ 40% tiết diện đầu xe tiếp xúc với vật cản, giả lập tình huống hai xe đối đầu ở tốc độ 55 km/h. Ngoài ra, bài thử nghiệm cũng sử dụng hai hình nhân với tỉ lệ 95% như người thật, lực tác động lên hai hình nhân cũng được đo đạc tỉ mỉ. Và một mẫu xe vượt qua bài thử nghiệm này sẽ phải có mức tác động tới hình nhân ít nhất. Vào năm 2015, bài thử nghiệm tác động phía trước được nâng cấp lên một bậc. Tốc độ thử nghiệm chỉ còn 50 km/h, nhưng tiết diện va chạm được nâng lên tới 100% thay vì 40% như trước. Mặc dù tốc độ giảm xuống nhưng lực tác động giờ đây lớn hơn nhiều so với trước. Chỉ những xe có hệ thống đai an toàn đủ tốt mới có thể ngăn chặn những tác động lên trên hai hình nhân ngồi trong xe. 2. Tác động từ bên hông xe Tất nhiên, bên cạnh tác động từ phía trước, tác động từ bên hông xe là thử nghiệm quan trọng thứ hai của Euro NCAP. Một vật cản di động tác động lên hông xe tại vị trí cửa lái xe với vận tốc 50 km/h. Vật cản này có chiều ngang 1.500 mm, và dài 500 mm, trung tâm điểm tiếp xúc trên xe sẽ có 1 điểm được gọi là "R-Point", đây là nơi sẽ tác động 95% lên người lái ngồi trong xe. Euro NCAP không quy định cụ thể trọng lượng của vật cản, nhưng điều này không quan trọng, vì tình huống giả lập xe đang đứng yên và gặp tác động từ bên hông, điều này cũng giúp cho ra những kết quả dễ so sánh giữa các xe trong cùng phân khúc. Lực tác động lên hình nhân cũng được đánh giá và mức độ thâm nhập của vật cản vào trong khoang nội thất cũng cho thấy mức độ an toàn của khoang hành khách. 3. Tác động bên hông bởi vật nhọn dạng cột Trước năm 2009, tổ chức này mới đưa vào thang đánh giá tiêu chí này. Những bài thử nghiệm sẽ xác định mức độ nguy hại ảnh hưởng đến phần ngực và bụng của lái xe, khi va chạm với một vật nhọn dạng cột cứng. Xe thử nghiệm sẽ di chuyển ngang ở tốc độ 32 km/h và va chạm vào một vật cản dạng cột, tiết diện nhỏ. Những va chạm này gần như làm biến dạng hoàn toàn phần hông xe, hậu quả thường rất khủng khiếp. Với một mẫu xe không trang bị túi khí rèm hay túi khí hông để bảo vệ, hành khách lẫn lái xe thường gặp những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong 4. Tác động đến khách bộ hành Những tác động này tưởng chừng như hiếm gặp, nhưng tai nạn giữa người đi bộ và xe không phải không có. Và tiêu chí này ngày nay trở thành một phần đánh giá bắt buộc với tất cả mẫu xe tại Châu Âu, và Euro NCAP không có ngoại lệ cho bất kỳ mẫu xe nào. Bài thử nghiệm sử dụng một hình nhân va chạm với xe thử nghiệm đang di chuyển ở vận tốc 40 km/h. Trên thực tế có 3 bài thử nghiệm tác động lên người đi bộ, tác động lên phần đầu, phần chân trên và phần chân dưới. Tương ứng với 3 bài thử nghiệm sẽ là khu vực tác động của xe đến người đi bộ. Ví dụ phần cản trước sẽ được thử nghiệm khi tác động vào vùng chân dưới, phần nắp capo phía đầu xe sẽ thử nghiệm tác động vào phần chân trên, và phần trên nắp capo sẽ thử nghiệm tác động lên phần đầu của người đi bộ. 5. Những trang bị an toàn khác Sau những bài thử nghiệm tác động vật lý, Euro NCAP cũng chấm điểm dựa trên các trang bị an toàn dành cho trẻ em như móc khóa ghế trẻ em và chốt an toàn trong trường hợp va chạm phía sau. Cuối cùng sẽ là những điểm dựa trên các trang bị an toàn chủ động như hệ thống cân bằng điện tử, cảnh báo cài dây an toàn và các thiết bị cảnh báo tốc độ. Vào năm 2011, Euro NCAP chính thức thử nghiệm hệ thống cân bằng điện tử, và trang bị an toàn chủ động trở thành 1 phần quan trọng trong đánh giá tiêu chuẩn an toàn. Khi thử nghiệm hệ thống cân bằng điện tử, Euro NCAP đánh giá đồng thời khả năng kiểm soát chuyển hướng và độ nghiêng của xe, ngoài ra khả năng chuyển làn cũng được đánh giá. Được tổ chức này đặt tên bài kiểm tra là "sine-with-dwell", xe được đánh giá di chuyển ở vận tốc 80 km/h, và vô lăng được xoay một góc 270 độ để mô phỏng cách đánh lái gấp ở tốc độ cao. Đến cuối 2014, tất cả các mẫu xe bán ra tại Châu Âu bắt buộc phải trang bị hệ thống cân bằng điện tử, Euro NCAP chính thức ngừng thử nghiệm trang bị này và đến năm 2016, không còn đánh giá dựa trên hệ thống này. Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (Automatic Emergency Braking Interurban) Khi các nhà sản xuất ô tô trang bị tính năng này, Euro NCAP cũng đưa ra những bài thử nghiệm để đánh giá mức độ an toàn. Các bài thử nghiệm được chia làm 3 cấp độ Lần thứ nhất, chiếc xe thử nghiệm sẽ di chuyển đến một mẫu xe cố định tại tốc độ lần lượt 30 và 80 km/h. Lần thứ hai, chiếc xe được đánh giá sẽ di chuyển đến gần một mẫu xe đang di chuyển ở tốc độ chậm hơn cũng ở tốc độ tương tự lần thứ nhất. Lần thứ ba, chiếc xe thử nghiệm sẽ di chuyển sau một chiếc xe mẫu và chiếc xe mẫu đột ngột dừng lại ở tốc độ 50 km/h. Chỉ những hệ thống tránh được những va chạm hoặc gây ra những tác động ít nhất sẽ được đánh giá cao theo Euro NCAP. Hệ thống phanh tự động trong thành phố (Automatic Emergency Braking City) Được giới thiệu vào năm 2014, thử nghiệm AEB City được thực hiện trên những mẫu xe trang bị hệ thống phanh này. Xe được đánh giá sẽ di chuyển đến một mô hình xe giả cố định ở vận tốc 10 và 50 km/h. Điểm cao nhất sẽ được trao cho những mẫu xe tránh va chạm tuyệt đối, và số điểm thấp dần tùy thuộc vào mức độ giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra va chạm. Hệ thống phanh tự động đối với người đi bộ (Automatic Emergency Braking Pedestrian) Hệ thống phanh tự động thứ ba được áp dụng vào năm 2016. Trước đó, Euro NCAP đã đưa ra ba bài đánh giá tác động lên người đi bộ, nhưng không có hệ thống phanh tự động. Để đánh giá hệ thống này, Euro NCAP chia làm hai bài thử nghiệm. Thử nghiệm đầu tiên, một người giả sẽ di chuyển từ trái qua phải và ngược lại ngay hướng di chuyển của xe thử nghiệm. Thử nghiệm thứ hai, một trẻ me giả sẽ xuất hiện đột ngột giữa những hàng xe đang đỗ trong bãi. Và điều đặc biệt, không phải hệ thống phanh tự động nào cũng phản ứng tốt. Euro NCAP chỉ cho điểm những mẫu xe thân thiện với người đi bộ bằng việc tránh được những va chạm từ bài thử nghiệm. Những hệ thống an toàn chủ động tiên tiến Euro NCAP cũng chấm điểm những xe được trang bị hệ thống cảnh báo điểm mù, hệ thống hỗ trợ làn đường, hệ thống cảnh báo tốc độ, hệ thống phanh khẩn cấp, cảnh báo sự mất tập trung, cảnh báo tai nạn tự động và hệ thống an toàn trước va chạm. Cuối cùng, bạn nên nhớ các va chạm thực tế khác xa các thử nghiệm va chạm được thực hiện trong một môi trường giả lập. Nói cách khác, chúng ta không nên ỷ lại các chứng nhận này, để điều khiển xe một cách bất cẩn, mất an toàn. Mặc dù vậy, lựa chọn một chiếc xe được chứng nhận 5 sao từ Euro NCAP luôn là một sự ưu tiên, đáng để cân nhắc. Quang Hải Bài viết liên quan: The post Quy trình đánh giá an toàn theo chuẩn EURO NCAP như thế nào? – OTO HUI NEWS appeared first on Tài Liêu Ô Tô. |
Mẹo nhỏ giúp bạn khôi phục đèn pha bị mờ ngay tại nhà – OTO HUI NEWS Posted: 13 Apr 2021 11:15 PM PDT (News.oto-hui.com) – Chỉ với 9 bước thao tác đơn giản cùng một số dụng cụ hỗ trợ là bạn có thể tự mình khôi phục đèn pha bị mờ do dùng lâu ngay tại nhà. Với xe máy hay ô tô, đèn pha luôn là một bộ phận quan trọng đối với những lái xe khi lưu thông trên đường. Đây là bộ phận giúp người lái xe có thể nhìn rõ khi di chuyển trong điều kiện thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, đối với những chiếc xe đã sử dụng lâu ngày, thì đèn pha thường mờ đi do bị ô-xy hóa hay các vết xước nhỏ sẽ làm phân tán ánh sáng và giảm tầm nhìn. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện hoặc các xe tham gia giao thông. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng, các chủ xe nên đưa xe đi đến gara hoặc có thể tự mình làm sạch đèn pha ngay tại nhà. Sau đây là một cách đơn giản giúp bạn khôi phục đèn pha khi bị mờ. Những thứ cần chuẩn bị:
Bước 1: Trước khi bắt đầu các công đoạn thì bạn cần dùng nước sạch và khăn khô làm sạch bề mặt đèn và lau khô. Bước 2: Dùng băng dính dán kín xung quanh đèn pha xe để bảo vệ các gioăng cao su bọc xung quanh đèn pha (nếu có) và phần sơn xung quanh không bị tác động bởi dung dịch hay giấy nhám. Khi sử dụng băng keo dính cần dán trên một diện tích rộng, dùng một chiếc thìa cao su để ấn chặt băng keo dính sát vào các đường viền. Bước 3: Quấn một dải 500-grit giấy nhám xung quanh một khối bọt chà nhám hoặc miếng bọt biển lớn. Các miếng bọt giúp phân phối đều áp lực lên trên giấy nhám. Sử dụng bình xịt nước hoặc dung dịch bôi trơn kèm theo xịt lên bề mặt đèn và sau đó làm ẩm giấy nhám có độ nhám thấp nhất. Bước 4: Dùng giấy nhám có độ nhám thấp nhất kèm theo (thường là độ nhám 1.000) chà đều tay qua lại theo chiều ngang bề mặt đèn pha. Ở bước này, bạn cần phải cẩn thận, tránh để chà nhầm vào vùng sơn xe xung quanh đèn gây ảnh hưởng. Luôn luôn giữ cho bề mặt giấy nhám và bề mặt đèn trong trạng thái ẩm ướt. Mỗi lần có thể kéo dài 10 giây hoặc lâu hơn. Bước 5: Chà đèn pha đến khi đục thì bạn chuyển sang sử dụng loại giấy nhám hơn (độ nhám 2.000) chà đều tay theo hướng dọc, trên xuống và dưới lên. Ở bước này, bạn vẫn phải tiếp tục giữ bề mặt đèn và giấy luôn ẩm. Bạn cứ làm như vậy trong vòng từ 5 – 10 phút tùy thuộc vào độ mờ của bề mặt đèn. Bước 6: Khi đã chà nhám tất cả phần đèn bạn hãy dùng khăn khô mềm để lau khô và rửa lại với nước sạch. Bước 7: Sau khi đã làm sạch đèn, bạn lấy một chút dung dịch đánh bóng bôi trực tiếp lên đèn pha theo chiều dọc và dùng khăn mềm xoa đều. Nếu ở bước này bạn có thể dùng một chiếc máy đánh bóng chuyên nghiệp thì công đoạn sẽ nhanh hơn thay vì dùng tay. Bước 8: Khi đã cảm thấy được độ bóng của đèn được khôi phục. Bạn hãy rửa lại đèn pha với nước xà phòng và sau đó để khô. Tiếp tục dùng một tấm vải mềm và lau lại bề mặt thấu kính. Bước 9: Nếu thấy độ sáng của đèn đã hài lòng, bạn nên sử dụng thêm một chút kem phủ bảo vệ đèn và dùng khăn mềm lau hết bề mặt đèn. Chờ mọi thứ khô ráo hoàn toàn, cho lớp phủ bám chắc bề mặt trong vài giờ nếu có thể. Kết thúc mọi công đoạn bạn sẽ thấy bộ đèn pha của xe đã được cải thiện đáng kể so với trước đó. Công việc này cũng có thể áp dụng cho đèn sương mù và đèn hậu của xe Bài viết liên quan: The post Mẹo nhỏ giúp bạn khôi phục đèn pha bị mờ ngay tại nhà – OTO HUI NEWS appeared first on Tài Liêu Ô Tô. |
You are subscribed to email updates from Tài Liêu Ô Tô. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét