Tìm hiểu đặc tính kỹ thuật: Tinh chỉnh động cơ |
- Tìm hiểu đặc tính kỹ thuật: Tinh chỉnh động cơ
- Thay dầu xe máy là chuyện bình thường, thế nhưng ngay cả những thợ sửa xe đến hói cả đầu vẫn còn nhầm lẫn
- Không phải xe nào cũng có!
- Nhận định xe máy không có ABS kém an toàn là cảm tính, thiếu cơ sở
Tìm hiểu đặc tính kỹ thuật: Tinh chỉnh động cơ Posted: 07 Jan 2021 04:41 PM PST (News.oto-hui.com) – Tinh chỉnh động cơ, hay còn gọi là Remapping hiện nay vẫn còn khá xa lạ với người sử dụng ô tô tại Việt Nam. Nhưng với những người có chút kiến thức am hiểu về xe thì đây là việc làm khá phổ biến nhằm cá nhân hóa sở thích lái xe cũng như tăng công suất động cơ trong ngưỡng an toàn. Khái niệm độ xe ô tô có lẽ đã không còn quá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, ta hiểu đơn giản đây là việc thay đổi một hoặc một vài chi tiết từ nhỏ đến lớn để khiến chiếc xe trở nên khác biệt hơn so với "trạng thái ban đầu". Tùy mục đích sử dụng, độ xe có nhiều cách khác nhau, phổ biến như độ bodykit, bodylip, mâm xe, đèn LED, nội thất… cho đến những tinh chỉnh nâng cao, phức tạp và không phổ biến hiện nay là độ hiệu năng/ độ công suất. Trên khía cạnh kỹ thuật, nếu so sánh độ xe với một tảng băng, độ nội ngoại thất chỉ là mặt phần nổi, trong khi độ hiệu năng mới thật sự là phần chìm. Đây là phần cần khó khai thác. Hiệu năng xe là thứ ta không nhìn thấy được, nhưng nó lại đóng vai trò nền tảng với một chiếc xe. Do đó, độ hiệu năng nếu như được thực hiện đúng cách có thể cải thiện đáng kể các đặc tính kỹ thuật của xe.
Tất nhiên, độ hiệu năng rất phức tạp và đòi hỏi người độ phải thuần thục kiến thức và kỹ năng cơ khí. Đây chính là yếu tố tạo nên các hãng độ lừng lẫy trên thế giới như AMG (Mercedes), M Sport (BMW), TRD (Toyota), NISMO (Nissan)… Ở bốn bài đặc tính kỹ thuật trước đó, ta đã biết các đặc tính cơ bản của động cơ. Tất cả những đặc tính này và những đặc tính nhỏ khác, ta đều có thể tinh chỉnh động cơ được thông qua độ công suất/hiệu năng. Bài viết này sẽ đề cập đến một số phương pháp độ động cơ phổ biến nhất. Thế nhưng, đề hiểu về độ ta nên tìm hiểu về ECU trước. I. ECU động cơECU (engine control unit) hay còn gọi là "hộp đen", là đơn vị kiểm soát động cơ, tiếp nhận và xử lý thông tin. Ngày nay, trên một động cơ đời mới, ECU có thể xử lý hàng nghìn quy trình liên quan tới cả phần điện và cơ khí.
Một vài đại lượng mà ECU đo lường và điều khiển có thể kể đến là tốc độ động cơ, áp suất buồng đốt, áp suất nhiên liệu, vị trí trục cam, vị trí chân ga, hay tỷ lệ oxy trong hòa khí. Nếu động cơ là trái tim của một chiếc xe, thì ECU chính là trái tim của động cơ đó. Cơ chế làm việc của ECU cũng giống như máy tính cá nhân (PC). Trên PC, các chương trình driver được cài đặt để điều khiển phần cứng như loa, ổ CD. Tương tự, để điều khiển phần cứng (ví dụ trục cam hay kim phun nhiên liệu), các "chương trình" cũng cần được cài sẵn vào ECU.
Ngoài những đặc tính cơ bản kể trên, ta còn có biểu đồ áp suất hòa khí (boost map), biểu đồ áp suất nhiên liệu (fuel pressure map), biểu đồ khối lượng phun (injection quantity map)… Nếu can thiệp vào ECU, ta có thể xuất ra chương trình điều khiển được nhà sản xuất cài đặt sẵn trong đó. Khi ấy, ta có một tập hợp các biểu đồ đặc tính. Thay đổi thông số của các biểu đồ này và tải lại vào ECU, ta có một chương trình điều khiển hoàn toàn mới. Nếu được tinh chỉnh đúng cách thì hiệu năng của động cơ có thể được cải thiện. Cách tinh chỉnh động cơ này giới kỹ thuật gọi là Remapping (thiết lập lại biểu đồ đặc tính). Nên nhớ, không phải chỉ có dân độ xe mới remap. Thực tế thì chính các nhà sản xuất xe cũng làm công việc này. Đây là lý do vì sao cùng một mẫu động cơ khi xuất xưởng lại có thể có nhiều phiên bản với sức mạnh khác nhau.
II. Tại sao Remapping có chỗ đứng?Đó là bởi vì động cơ thương mại thông thường khi xuất xưởng đã được điều chỉnh giảm sức mạnh (detuned) so với khả năng thực sự của nó. Có nhiều lý do nhà sản xuất ô tô phải làm việc này. Thế nhưng mục đích chính là để xe hoạt động êm ái ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Việc tinh chỉnh động cơ có thể sẽ giúp ích ở nơi lạnh như Canada hay nóng như Ấn Độ, hoặc ở nơi có xăng chất lượng cao như Anh hay chất lượng trung bình như Mỹ, đến ở nơi bị kiểm soát khí thải khắt khe như Đức hay nơi được nới lỏng, buông thả như Việt Nam,…
Trong bài viết Phân tích đặc tính kỹ thuật: Momen xoắn động cơ, ta biết rằng sức mạnh của động cơ được hình thành từ hỗn hợp hòa khí cháy gồm nhiên liệu và không khí. Thông qua công việc remapping, ta có thể trích xuất các biểu đồ đặc tính từ ECU, điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng nhiên liệu và không khí đi vào buồng đốt nhằm tăng sức mạnh.
Nghe thì đơn giản nhưng thực tế việc điều chỉnh này phức tạp hơn ta nghĩ. Cụ thể, song song với thay đổi lượng nhiên liệu, ta còn phải hiệu chỉnh luôn thời điểm phun, thời gian phun, và thời điểm đánh lửa, và còn rất nhiều đại lượng khác. Remapping nếu được thực hiện chuẩn xác có thể tạo ra mức cải thiện đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, chỉ cần ta gán một giá trị sai lệch đủ lớn thôi thì câu chuyện sẽ hoàn toàn ngược lại.
Chính vì vậy, remapping không yêu cầu can thiệp vào phần cứng của động cơ, nhưng đòi hỏi mức tỉ mỉ không hề kém cạnh. III. Dưới đây là ba cách thực hiện Remapping phổ biến nhất:1. Hiệu chỉnh OBD (OBD Remapping)Hệ thống tự chẩn đoán OBD (on-board diagnostic) là một hệ thống thông minh được yêu cầu lắp đặt trên những chiếc xe sản xuất từ năm 2001. Nhờ các tín hiệu cảm biến, OBD có nhiệm vụ đọc lỗi xảy ra trên xe và thông báo cho người lái thông qua các ký hiệu trên bảng đồng hồ. Các xe có OBD thường sẽ được trang bị thêm cổng OBD (OBD port) cho phép kỹ thuật viên kết nối với phần mềm đọc lỗi trên máy tính và dễ dàng "giao tiếp" với xe.
Hiệu chỉnh OBD là phương pháp remapping hiệu quả nhất. Ta không cần phải mở nắp capo mà vẫn có thể tăng sức mạnh của xe.
Tuy nhiên, một số xe không có cổng OBD hoặc nhà sản xuất chặn không cho can thiệp vào ECU qua cổng OBD. Lúc này, dân độ sử dụng phương pháp hiệu chỉnh trực tiếp. 2. Hiệu chỉnh Trực tiếp (Bench Tuning)Đối với phương pháp hiệu chỉnh trực tiếp, người độ phải tháo dỡ ECU ra khỏi xe (thường lắp bên cạnh động cơ). Sau khi tháo, thiết bị hiệu chỉnh được kết nối với ECU ngay trên bảng mạch của ECU. Từ đây, chương trình điều khiển lưu trữ trong ECU được trích xuất bằng nhiều cách thức khác nhau, tùy thuộc vào loại ECU và bộ vi xử lý bên trong.
3. Hiệu chỉnh Chip (Chipping)Khác với những dòng xe đời mới, hệ thống ECU đời đầu thường lưu trữ dữ liệu tại một con chip được lắp đặt bên trong. Để đọc được khối dữ liệu này, dân độ phải tách con chip ra khỏi ECU và đặt nó vào một máy đọc chip chuyên dụng. Sau đó, dữ liệu được hiệu chỉnh và tải lại vào chip như bình thường. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải là những con chip này lại thuộc dạng "lập trình một lần" (one time programmable), tức chỉ cho phép đọc chứ không cho ghi dữ liệu. Cách đơn giản nhất để xử lý tình huống này là tải biểu đồ đặc tính mới lên một còn chip khác và lắp vào ECU thay cho chip cũ. Dù có khác nhau về cách thức, hiệu chỉnh OBD, trực tiếp, hay hiệu chỉnh chip đều phục vụ một mục đích duy nhất là remapping – tiếp cận dữ liệu đặc tính của xe và thay đổi chúng. Nên nhớ rằng, giá trị của độ hiệu năng xe vẫn nằm ở việc nắm chắc cơ chế hoạt động của động cơ xe cũng như bản chất các biểu đồ đặc tính (maps). Bài viết liên quan: The post Tìm hiểu đặc tính kỹ thuật: Tinh chỉnh động cơ appeared first on Tài Liêu Ô Tô. |
Posted: 06 Jan 2021 11:28 PM PST Để cho xe máy có thể vận hành mượt mà và êm ái, đối với hầu hết các loại xe phổ thông thay dầu máy thường thì nên thay dầu sau mỗi 1.000 – 1.500 km. Dầu máy có tác dụng giúp cho piston di chuyển lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong xi-lanh. Ngoài ra, dầu nhớt còn có những tác dụng khác như: Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt độ từ động cơ tỏa ra rất lớn, dầu nhớt sẽ có tác dụng làm mát, tránh được tình trạng động cơ bị quá nhiệt hay cháy piston. Dầu nhớt còn có vai trò như một lớp đệm bịt kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát. Đồng thời dầu nhớt còn cuốn trôi và làm sạch những muội bám trong quá trình đốt cháy nhiên liệu và chống han gỉ các chi tiết kim loại trong động cơ. Khi động cơ làm việc, các chi tiết như trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng… sẽ vung té dầu lên bề mặt làm việc của chi tiết cần bôi trơn như xi-lanh, các-te, các-cam… Ngoài ra, một phần dầu vung té dạng sương mù sẽ rơi vào các kết cấu hứng của các chi tiết khác cần bôi trơn như đầu nhỏ thanh truyền. Nhưng có một thực tế là khi thay dầu xe máy, hầu hết mọi người đều không chú ý đến dung tích dầu. Lấy ví dụ như các loại xe phổ thông của Honda, Honda Wave 110 S có dung tích bình dầu là 0,8 lít, Honda Wave Alpha có dung tích bình dầu là 0,7 lít, Honda Super Dream là 0,7 lít. Nhưng khi thay dầu, hầu hết các hàng sửa xe hoặc mọi người tự thay sẽ đổ nguyên cả chai dầu nhớt 0,8 lít vào trong buồng chứa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa dầu nhớt. Ở những xe có dung tích bình dầu là 0,7 lít, đổ 0,8 lít, thừa là điều hiển nhiên. Thế nhưng những xe có dung tích 0,8 lít khi đổ 0,8 lít dầu vẫn sẽ bị thừa, tại sao lại như thế? Thông thường, khi thay dầu nhớt tại các hàng sửa xe sẽ có 2 cách, cách đầu tiên và cũng là cách “rẻ tiền” nhất sẽ là dựng thẳng xe bằng chân chống giữa, sau đó mở bình đựng dầu rồi tháo ốc xả dầu để loại bỏ lượng dầu cũ ra khỏi xe máy. Cách thứ hai là chỉ cần mở bình dầu, sau đó cho vòi vào và dùng máy hút hết lượng dầu cũ ra ngoài. Những thao tác này được diễn ra một cách rất nhanh gọn, và khi dầu không chảy ra nữa hoặc không còn hút được nữa thì lúc đó xe được cho là đã hết dầu cũ. Thế nhưng điều này lại hoàn toàn sai lầm bởi dầu cũ vẫn còn bám trong chi tiết của động cơ. Bởi vậy khi đổ dầu vào sẽ còn một lượng dầu thừa không hề nhỏ khi đổ đúng lượng dầu theo thông số mà dung tích bình dầu có thể chứa. Thêm vào đó, 1 bình dầu 0,8 lít trên thực tế sẽ được nhà sản xuất đóng dư 1 chút nên thông thường chúng ta chỉ đổ đến gần hết bình dầu thì bắt đầu dùng que thử để kiểm tra và đổ dần dần. Việc thừa dầu nhớt sẽ dấn đến tình trạng nặng máy, động cơ sẽ nóng hơn bởi điều này sẽ làm giảm thể tích không khí trong động cơ và gây nên hiện tượng khuấy dầu và trong nhớt xuất hiện các bọt khí. Ngoài ra còn dẫn đến tình trạng khó nổ máy vào buổi sáng có thời tiết lạnh và nhớt có thể bị đẩy nhiều lên buồng đốt làm động cơ bị đóng cặn piston nhiều hơn. Điều này dẫn đến dầu nhớt bị đốt cháy cùng với xăng và gây ra hiện tượng khói đen ở khí thải động cơ. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ động cơ. Làm thế nào để mức dầu nhớt luôn hợp lý? Ví dụ điển hình về thừa dầu nhớt trong động cơ, mức dầu vượt quá vạch max của que thăm dầu. Điều này sẽ khiến cho xe nóng và ì hơn, ngoài ra có thể dẫn đến đóng cặn piston, dầu nhớt bị đốt cháy cùng với xăng… Câu trả lời rất đơn giản, chính là kiểm tra bằng que thăm dầu, việc làm đơn giản này đều bị hầu hết mọi người và ngay cả những thợ sửa xe đến bạc cả đầu bỏ quên Que thăm dầu của các loại xe phổ thông hầu hết đều được đặt phía bên phải của động cơ. Để có thể kiểm tra, đầu tiên chúng ta phải dựng chân chống giữa của xe lên, sau đó vặn que thăm dầu ngược chiều kim đồng hồ rồi rút ra, lau sạch bằng vải hoặc giấy vệ sinh. Đặt que thăm dầu vào lỗ thăm dầu cho đến khi que thăm dầu chạm vào ống ruột gà nhưng không siết que thăm dầu. Tiếp theo là rút que thăm dầu ra để kiểm tra. Trên que thăm dầu xe có vạch kiểm tra, vạch trên cùng là max và dưới cùng là min, thông thường sẽ có phần gạch chéo giữa hai vạch này. Nếu mức dầu ở thấp hơn vạch min hoặc gần vạch min thì điều đó đồng nghĩa với việc xe đang thiếu dầu, còn nếu vượt quá vạch max thì là xe đang trong tình trạng thừa dầu và cần phải xả bớt dầu đi. Thông thường lượng dầu tốt nhất nên nằm ở giữa hai vạch min và max hoặc có thể chạm tới vạch max. Điều tưởng chừng như đơn giản này trên thực tế đều bị mọi người bỏ qua và không để ý đến. Nếu không tin bạn thử kiểm tra thử xe mình xem, hầu hết đều bị thừa dầu nhớt. Nếu xe bị thiếu nhớt thì sẽ dẫn đến tình trạng động cơ xe sẽ không được bôi trơn đầy đủ, thậm chí không được bôi trơn sẽ gây mài mòn các chi tiết xi-lanh, trục cam, tay dên, lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ động cơ xe máy The post Thay dầu xe máy là chuyện bình thường, thế nhưng ngay cả những thợ sửa xe đến hói cả đầu vẫn còn nhầm lẫn appeared first on Tài Liêu Ô Tô. |
Posted: 06 Jan 2021 09:52 PM PST Hầu hết các xe ô tô ngày nay đều được trang bị chức năng tự động nâng hạ cửa kính, hệ thống này cho phép người lái chỉ cần gạt nút bấm một chạm thay vì giữ nút bấm hay quay cần gạt cho đến khi kính lên hay xuống hẳn. Tuy thuận tiện hơn trước đây nhưng các loại cửa tự động sẽ để ngỏ nguy cơ hành khách bị kẹp tay, đầu hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể trong lúc cửa đang nâng. Sự cố này đặc biệt nguy hiểm với trẻ em vì trẻ thường thích quan sát bên ngoài và đưa tay, cổ ra ngoài cửa sổ. Trong trường ai đó vô tình vận hành công tắc nâng cửa sổ, lớp kính sẽ gây ngạt thở hoặc thương tích cho đứa trẻ. Hệ thống cảm biến nhận diện vật cản. Ảnh: 360doc Để giải quyết triệt để những rủi ro này, các nhà thiết kế ô tô đã bổ sung một chi tiết nhỏ trên cửa kính xe, đó chính là hệ thống cảm biến chống kẹp (Anti-Pinch Power Window). Bộ cảm biến sẽ cảm nhận các vật cản trên đường đi của kính, nếu gặp chướng ngại vật, kính lập tức tự động thu lại, nhờ đó tránh những chấn thương có thể xảy ra. Theo Hiệp hội Kỹ sư ô tô Hoa Kỳ (SAE), công nghệ chống kẹp cửa sổ điện bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn do EU và Hoa Kỳ ban hành và lực tối đa mà cửa sổ điện được phép tác dụng lên bất kỳ vật nào là 100N. Công nghệ này tuy rất ưu việt nhưng lại chưa phổ biến trên tất cả các dòng xe ô tô tại Việt Nam, nhiều mẫu xe có trang bị nhưng chỉ xuất hiện ở cửa sổ lái chính. Trong trường hợp cửa tự động của xe không có sẵn cảm biến chống kẹp, chủ xe hoàn toàn có thể mua bộ cảm biến bên ngoài để lắp đặt thêm. The post Không phải xe nào cũng có! appeared first on Tài Liêu Ô Tô. |
Nhận định xe máy không có ABS kém an toàn là cảm tính, thiếu cơ sở Posted: 06 Jan 2021 05:55 PM PST Nhận định xe máy không có ABS kém an toàn là cảm tính, thiếu cơ sở Đánh giá thêm về nhận định những chiếc xe không được trang bị tính năng chống bó cứng phanh ABS là thiếu an toàn, “xem thường tính mạng người Việt” đại diện Cục Đăng kiểm cho biết thêm: “Nhận định đó chỉ hoàn toàn là cảm tính, thiếu cơ sở. Tất cả xe máy sản xuất lắp ráp trước khi bán ra thị trường đều được thử nghiệm, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo Thông tư 45/2012/TT-BGTVT. Khi đã có giấy chứng nhận này đồng nghĩa với việc xe đã đủ điều kiện an toàn để đảm bảo việc lưu thông”. Các xe máy không ABS hiện nay được cấp phép lưu thông đều đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn của Cục Đăng Kiểm Việt Nam (ĐKVN). Những nhận định gần đây về việc xe máy không ABS mất an toàn là sai lệch với các quy định, tiêu chuẩn và gây hoang mang dư luận, đại diện Cục ĐK nhấn mạnh. Theo Cục ĐKVN, các khách hàng Việt nam có thể yên tâm sử dụng chiếc xe máy của mình. Việc di chuyển trên đường phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng điều khiển xe và ý thức tuân thủ luật giao thông. Hiện tại thị trường VIệt Nam có rất nhiều mẫu xe thậm chí xe ga cao cấp như Honda SH, Vespa Primavera125, Yamaha Grande cũng có các phiên bản không trang bị ABS, hay xe côn tay như Suzuki Raider và Honda Winner X (phiên bản không ABS). Trước đó, trên một số trang tin tổng hợp đã lan truyền các thông tin về 1 mẫu xe côn tay mới ra mắt nhưng không được trang bị hệ thống ABS là thiếu an toàn và “coi thường tính mạng người Việt”. Những giải đáp mới đây của cơ quan quản lý phần nào đã giúp dư luận bớt hoang mang và có cái nhìn đúng đắn hơn về những sản phẩm này. The post Nhận định xe máy không có ABS kém an toàn là cảm tính, thiếu cơ sở appeared first on Tài Liêu Ô Tô. |
You are subscribed to email updates from Tài Liêu Ô Tô. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét